Top 5 ống kính Canon tạo dấu ấn công nghệ

Top 5 ống kính Canon tạo dấu ấn công nghệ

15/06/2018

Top 5 ống kính Canon tạo dấu ấn công nghệ

Với 182 dòng ống kính (ngàm EF, EF-S, EF - M) và hơn 130 triệu ống kính được bán ra tính từ năm 1987 đến nay, Canonlà nhà sản xuất ống kính máy ảnh thương mại hàng đầu thế giới. Với hàng loạt các công nghệ tiên tiến về thấu kính và kỹ thuật số làm cho ống kính hoạt động hoàn hảo hơn đã định nên tên tuổi của hệ thống ống kính EOS Canon.

Tiếp tục loạt bài TOP 5, Camera Tinh tế xin trích lượt 5 dòng ống kính có công nghệ tạo dấu ấn nhất của Canon.

#1. Canon EF 50mm f/1.8 (tháng 3/1987)
Ống kính cho những khởi đầu hiệu quả.


Canon EF 50mm f/1.8 đã cải tiến so với dòng đầu tiên.

Ống kính này được coi như “người dẫn đường" của rất nhiều người đến với nhiếp ảnh vì có tiêu cự chuẩn 50mm, giá thành rất tốt. Và đây cũng là ống kính “dẫn đường" của Canon vì đây là một trong 3 ống kính ngàm EF đầu tiên được sản xuất năm 1987. Nó đánh dấu một thời kì chuyển giao và tầm nhìn của Canon cho các sản phẩm EOS sau này.


Canon EF 50mm f/1.8 phiên bản đầu tiên 1987. 

Với đường kính 54mm, ngàm EF được coi là lớn nhất trong dòng máy DSLR, điều này giúp cho khoảng cách từ mặt cảm biến đến mặt ngoài cùng của ngàm trên máy ảnh chỉ 44mm, ngắn nhất trong dòng DSLR. Và lợi thế này giúp Canon dễ dàng có những ống kính có độ mở lớn như EF 85mm f/1.2 và giảm thiểu hiện tượng tối 4 góc.


Và đến Canon EF 50mm f/1.8 II thì toàn bộ thân ống bên ngoài đã được "nhựa hóa", ngay cả ngàm ống kính. Ảnh: KenRockwell

Hiện nay, Canon EF 50mm f/1.8 được bán ra với vỏ nhựa, động cơ micro-motor vẫn “cho” tiếng ồn đặc trưng với khả năng lấy nét không nhanh lắm, không phù hợp cho việc quay phim. Nhưng với những người bắt đầu chơi máy ảnh Canon, ống kính 50mm này vẫn là một ống kính khá tốt cho những bài học vỡ lòng về nhiếp ảnh. Một số trang viết chuyên đánh giá ống kính luôn đặt EF 50mm f/1.8 là ống kính cao nhất khi đặt lên bàn cân giữa giá thành và hiệu năng hoạt động cũng như chất lượng hình ảnh.



#2. Canon EF300mm f/2.8L USM (tháng 11/1987)
Hệ thống lấy nét siêu êm đầu tiên.


Canon EF300mm f/2.8L USM. 

Ngoài việc chọn ngàm EF với đường kính lớn giúp cho Canon vượt lên trong việc nghiên cứu và cho ra các ống kính tele - super tele với khẩu lớn một cách dễ dàng, bên cạnh đó, động cơ lấy nét siêu êm USM cũng giúp cho hãng này chiếm được thị phần super tele.

USM là từ viết tắt của Ultra Sonic Motor, với thiết kế rotor và stator chuyển động trượt trên đệm từ nên cực kì êm và nhanh. EF300mm f/2.8L USM là ống kính đầu tiên của Canon được trang bị công nghệ motor lấy nét này.

Để dễ dàng hình dung công nghệ USM “khủng” như thế nào vào thời điểm nó ra mắt, bạn có thể tưởng tượng những máy phim SLR được gắn ống kính EF300mm f/2.8L USM với tốc độ căng nét cực nhanh và chính xác, các tấm phim mờ do lấy nét không kịp đã dần mất hẳn và mở ra thời kì mới về hình ảnh thể thao độ sắc nét cho những khoảnh khắc đáng nhớ của các vận động viên. Và cho đến ngày nay, hình ảnh khoảnh khắc thể thao vẫn được ghi lại rõ nét bằng công nghệ này.

#3. Canon EF 75-300mm f/4-5.6 IS USM (tháng 9/1995)
Hệ thống ổn định hình ảnh đầu tiên.


Canon EF 75-300mm f/4-5.6 IS USM

Canon lại một lần nữa vươn lên dẫn đầu khi ra mắt hệ thống ổn định hình ảnh IS (Image Stabilization) được gắn trên ống kính Canon EF 75-300mm f/4-5.6 IS USM.

http://i54.photobucket.com/albums/g115/chuacotien/Canon/Canon%20Len/70-300mma_zps3ab26eb6.jpg?t=1478053090

Hệ thống này cũng hoạt động dựa vào từ trường. Cụm IS được trang bị bộ vi xử lý 16 bit, có khả năng phân tích dao động từ 0.5-20Hz và phản ứng bù trừ dao động trong vòng 0.002 giây. Với khả năng nhận biết và phản ứng nhanh trước những dao động này, hệ thống ổn định hình ảnh ngày nay có thể ổn định hình ảnh tới 4-5 stops. Điều này tương đương với việc tốc độ màn trập của bạn xuống đến 1/15 giây thì hình ảnh vẫn có thể nét như khi tốc độ màn trập ở 1/250 giây. IS mở ra một kỉ nguyên mới cho nhiếp ảnh tele và super - tele và ngày nay, ngay những ống kính có góc rộng như EF 16-35mm f/4.0 để phục vụ cho việc quay phim. (Theo Canon)


Canon EF 75-300mm f/4-5.6 IS USM chưa phải là ống kính có xuất sắc nhất, vì đến giờ, Canon đã cải thiện hệ thống này khá nhiều với Hybris IS, nhưng đây thực sự là bước khởi đầu của công nghệ ổn định hình ảnh trên ống kính cho máy DSLR.



#4. Canon EF 400mm f/4 DO IS USM (tháng 11/2001)
Thấu kính làm cho ống kính gọn và nhẹ hơn.


Canon EF 400mm f/4 DO IS USM. Ảnh: Juzaphoto
Ngoài công nghệ USM, IS và công nghệ mài thấu kính biến Canon là nhà sản xuất ống kính hàng đầu thế giới với việc chiếm lĩnh phân khúc super - tele với 15 dòng ống kính super-tele có tiêu cự từ 400mm - 1200mm thì bên cạnh đó, Canon còn là những nghiên cứu thử nghiệm công nghệ mới áp dụng cho dòng super-tele của mình.

DO, Diffractive Optics là công nghệ thấu kính nhiễu xạ ánh sáng, nó giúp cho ống kính Canon EF 400mm f/4 DO IS USM chỉ nặng 2.1kg so với người tiền nhiệm EF400mm f/2.8L IS II USM nặng đến 3,8kg. Chỉ với thấu kính DO, Canon không những đã giải quyết vấn đề giảm nhẹ trọng lượng lên đến 1,7kg cho một ống kính mà còn vấn đề kích thước khi rút gọn chiều dài từ 343mm của ống tiền nhiệm thành 232.7mm. Hơn 10cm, và câu chuyện mang vác của các nhiếp ảnh gia trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.

Canon EF 400mm f/4 DO IS USM là ống kính đầu tiên của Canon có công nghệ DO với vòng chỉ màu xanh đặc trưng, và đến giờ, Canon cũng mới chỉ cho ra đời 2 dòng kính DO. Hy vọng, trong tương lai gần, Canon sẽ có những nghiên cứu để chất lượng hình ảnh từ kính DO tốt hơn và áp dụng nhiều hơn để người tiêu dùng có những lựa chọn ống kính nhỏ, nhẹ và hiệu quả. Và chắc hẳn các bạn đang mong chờ DO được áp dụng cho dòng lens MRL của Canon để có được bộ thiết bị gọn nhẹ đúng nghĩa.

#5. Canon EF 35mm f/1.4L II USM (tháng 10/2015)
BR, giảm quang sai màu xanh.


Canon EF 35mm f/1.4L II USM. Ảnh: Ephotozine

Canon EF 35mm f/1.4L USM đã là ống kính huyền thoại đối với các nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời thường, tư liệu vì tiêu cự không quá hẹp cũng như đủ rộng để chụp cùng với khẩu độ có thể mở đến 1.4. Nhưng với Canon EF 35mm f/1.4L II USM, Canon còn đẩy chất lượng hình ảnh của dòng kính này cao hơn nữa.

Trước khi công nghệ BR (Blue Spectrum Refractive Optics): công nghệ thấu kính mới nhất của Canon được áp dụng trên ống kính Canon EF 35mm f/1.4L II USM thì Canon đã nghiên cứu và áp dụng rất nhiều công nghệ như UD, Super UD hay thấu kính Fluorite nhằm làm giảm quang sai màu. Nhưng việc triệt tiêu quang sai màu xanh có bước sóng cực ngắn thì chỉ có BR với đặc điểm của thấu kính làm từ vật liệu hữu cơ này tỏ ra hiệu quả nhất.


Ảnh chụp từ ống kính Canon EF 35mm f/1.4L II USM . Ảnh Canon

Trong những năm gần đây, hệ thống máy ảnh DSLR của Canon đang bị cạnh tranh gay gắt bởi làn sóng MRL nhỏ gọn, tiện dụng. Nhưng hệ thống ống kính quang học của Canon lại là điểm cộng để các nhiếp ảnh gia đi đến quyết định tiếp tục đồng hành cùng EOS. Mong rằng trong tương lai gần, nhà sản xuất ống kính và máy ảnh hàng đầu thế giới này có những bước tiến mạnh hơn trong công nghệ để tiếp cận dòng máy MRL thời thượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng.

Với việc điểm 5 ống kính có dấu ấn công nghệ tiêu biểu trong 182 dòng ống kính khác nhau của Canon, chắc hẳn sẽ không thể nào tránh khỏi thiếu sót, theo bạn, có thể liệt kê thêm ống kính nào khác của Canon vào hàng công nghệ đáng lưu ý?

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo