Đánh giá về máy ảnh Ricoh GR II trong nhiếp ảnh đường phố (Bài viết của Eric Kim)

Đánh giá về máy ảnh Ricoh GR II trong nhiếp ảnh đường phố (Bài viết của Eric Kim)

10/09/2016

Đánh giá về máy ảnh Ricoh GR II trong nhiếp ảnh đường phố (Bài viết của Eric Kim)

Eric Kim là 1 nhiếp ảnh gia rất nổi tiếng với thể loại nhiếp ảnh đường phố (Street-life). Còn dòng Ricoh GR lại là 1 chiếc máy ảnh cực kỳ nổi tiếng qua bao thập kỷ nay được các nhiếp ảnh gia đường phố trên toàn thế giới lựa chọn và yêu thích. Hãy xem chia sẻ của Eric Kim về chiếc máy này qua bài dịch sau đây:

Các bạn có thể đọc bản gốc tại đây: http://erickimphotography.com/blog/2015/10/20/review-of-the-ricoh-gr-ii-for-street-photography/

 

Review of the Ricoh GR II for Street Photography

Dear friend, I wanted to give you a new “no bullshit” review of the Ricoh GR II (new version, Mark II). I can honestly say that the previous Ricoh GR is the best value camera for street…
erickimphotography.com


 

R01520431.jpg


"Chào các bạn

Hôm nay tôi muốn mang đến cho các bạn một bài đánh giá hoàn toàn nghiệm túc về chiếc máy ảnh Ricoh GR II (thế hệ mới, mark II). Thành thật mà nói rằng chiếc máy Ricoh GR trước đây là chiếc máy ảnh có giá trị nhất cho nhiếp ảnh đường phố.

Do đó, câu đầu tiên các bạn sẽ hỏi đó là: Điều gì tạo nên sự khác biệt?
Thực tình mà nói thì không nhiều!

Chiếc máy ảnh Ricoh GR II có wifi (hoàn toàn không có ý nghĩa với tôi), có chế độ chụp nhanh hơn một chút (chẳng khi nào dùng đến), và có một vài bộ lọc hiệu ứng mới cho JPEG
Vì vậy, nếu bạn đã có một chiếc máy ảnh lớn và muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ hơn để chụp ảnh đường phố, tôi khuyên bạn chỉ nên chọn sử dụng chiếc Ricoh GR.

Nhưng nếu bạn muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ hơn để chụp ảnh đường phố, và có sự chênh lệch về giá giữa chiếc Ricoh GR và Ricoh GRII (ít nhất là ở Mỹ) vào khoảng (530$ và 631$) thì hãy chọn chiếc Ricoh GRII mới. Còn nếu như bạn sống ở Anh hoặc ở một vài nơi khác mà sự chênh lệch về giá lớn hơn thì chỉ cần chọn Ricoh GR là được.

Cơ duyên với Ricoh

Tôi tự nhận là một người hâm mộ Ricoh. Khi Ricoh GRD III ra đời năm 2011, tôi đã bị kinh ngạc bởi kích thước, sự gọn nhẹ và độ tiện dụng.
Nhưng sau đó tôi đã bị “đầu độc” bởi Leica. Thật lòng mà nói, tôi ước chưa bao giờ bị như vậy.

Chiếc máy ảnh Ricoh vượt trội Leica ở rất nhiều điểm: giá, sự gọn nhẹ và độ tiện dụng. Không chỉ vậy, mang theo chiếc Leica hàng ngày thật sự rất khó chịu và vướng víu. Trong khi, chiếc Ricoh này đơn giản là nhét vừa với túi quần trước và theo tôi đến cả những nơi như cửa hàng tạp hóa.
Tôi cũng trở thành một fan hâm mộ cuồng nhiệt với chiếc máy phim Ricoh GR1s, kể từ khi biết nó là thiết bị chính của nhiếp ảnh gia Daido Moriyama trong một thời gian dài.

RICOH GR II IN NEW ORLEANS

R0151816.jpg

Khi tôi đang thưởng thức café và bánh rán phủ đường tuyệt hảo beignet tại Cafe Du Monde với vài người bạn trong tuần hội thảo do chính tôi tổ chức về nhiếp ảnh đường phố tại New Orleans, thì một học viên của tôi (cũng là một người bạn tốt) Simon Jacobs nói rằng anh ta thật sự gặp phiền phức khi dùng máy DSLR Canon với nhiếp ảnh đường phố. Sẵn có Ricoh GR trong túi (chiếc máy ảnh duy nhất tôi mang theo trong chuyến đi), tôi cho anh ấy mượn cả tuần.

Vấn đề là tôi cũng chẳng còn máy để chụp đến hết tuần.

Tôi cũng đã thử dùng qua Sony A7RII trong một buổi chiều và chẳng mấy ấn tượng (điều này làm tôi có cảm hứng viết nên bài “More Megapixels, More Problems”). Tôi trả cái máy đó lại cho bạn Chris Dillow của tôi, và sau đó một học viên khác, Michael Kaufman (cũng là một người bạn mới) đề nghị cho tôi mượn chiếc Ricoh GRII mới của anh ấy (khá hài hước là chính bài review của tôi về Ricoh GR bản đầu đã thuyết phục anh ta mua dòng máy này).

Tôi đã rất tò mò xem có gì khác biệt giữa chiếc máy Ricoh GR II và phiên bản đầu tiên.
Nói cho ngắn gọn nhé: chúng gần như giống nhau.
Tuy nhiên, tôi vẫn muốn chia sẻ với bạn vài kinh nghiệm sử dụng Ricoh GRII trong một tuần ở New Orleans.

Niềm vui khi du lịch

R0151908.jpg

Tôi đã thực hiện chuyến đi tại New Orleans trong 02 tuần ( 4 ngày cùng với Cindy và cô em gái của cô ấy Jennifer, 02 ngày trước hội thảo cùng bạn bè là Todd, Neil, Chris, và sau đó 5 ngày hội thảo). Tôi mang những thứ sau đây:

  • 01 Ba lô Thinktank Perception 15 (mua bằng tiền riêng của tôi sau khi nhận được hung tin là cái ba lô North Face bị đánh cắp ngay tại Paris)
  • Ricoh GR
  • Mac book Pro 13”
  • 02 áo sơ mi UNIQLO
  • 02 đôi tất khô nhanh
  • 02 quần short
  • 01 Smartphone ( Samsung Galaxy S6)
  • 01 tai nghe Bose QC 15
  • Pin dự phòng 2 cổng usb ( điều này là rất cần thiết vì tôi có thể sạc smartphone và Ricoh GR cùng lúc)
  • 01 tập giấy note

Đó là tất cả những thứ tôi mang theo để chứa trong chiếc túi Thinhtank, khi anh bạn Shannon đón tôi ở sân bay, anh nói: “Đó là tất cả những gì anh mang theo à?” Hai đứa chúng tôi fist-bump nhau 1 cái (giải thích: cách chào hỏi của nam giới cool ở Mỹ đó là chạm nắm đấm với nhau) vì có tư tưởng giống nhau ở chổ mang vác gọn nhẹ khi đi du lịch.

Vấn đề thường mắc phải là tôi rất sợ nếu nghĩ rằng “ Nếu tôi cần x,y,z…trong chuyến đi”. Thế nên tôi thường mang quá nhiều đồ.

Có vài thứ tôi đã không mang theo trong chuyến đi này (so với những lần đi du lịch trước)

  • iPad (hoàn toàn nghiêm túc, dùng smartphone thực tế hơn nhiều)
  • Kindle paperwhite (tôi có thể đọc dựa trên những ứng dụng của kindle trên smartphone)
  • Nhiều hơn 02 áo sơ mi (vì New Orleans khá nóng, nên quần áo khô rất nhanh)

Nói chung là tôi khá hài lòng khi đi kiểu này, ít căng thẳng hơn hẳn là du lịch và rời đi nhanh chóng bằng máy bay. Tôi cũng rất thích chuyến đi này vì không gặp phải những vấn đề thường gặp như trước.
 

R0152032.jpg



Nếu bạn chưa bao giờ tới New Orleans, hãy đi khi mà bạn có cơ hội

Nói một cách thành thật thì nó là một trong số những nơi bị đánh giá là thấp trên thế giới (ở Mỹ) để du lịch
Mọi người thì rất tốt bụng, nồng nhiệt và chào đón bạn (sự hiếu khách của người miền Nam là có thật)
Không chỉ có vậy, New Orleans là nơi duy nhất mà tôi đã từng đến (đặc biệt là khu người Pháp), mà tôi không cảm thấy như đang ở Mỹ.

Trong suốt tuần, tôi đã chụp cận cảnh vài ảnh cá nhân với Ricoh GR II mà không gặp vấn đề nào với bất cứ ai (sử dụng tiêu cự 28 và đèn flash)

Với tôi, thì địa điểm ưa thích để chụp đó là phố Canal (đó là một đại lộ chính trong thành phố, nơi có sự kết hợp rất tốt giữa các tầng lớp kinh tế xã hội). Tôi thích khu người Pháp để uống cà phê (cà phê Spitfire chắc chắn phải đến thử), khung cảnh, và phố Royal rất giá trị (sự pha trộn giữa những phòng tranh mỹ thuật cùng với những nơi ít khách du lịch). Hãy tránh đường Bourbon bằng mọi giá (một cách nghiêm túc thì đây là nơi tập trung rất nhiều khách du lịch ,nhưng cũng nên đến ít nhất một lần để cho biết, giống như những sòng bạc ở Vegas)

Frenchman là một nơi thú vị với âm nhạc và khung cảnh tuyệt vời- “Yuki” là nơi yêu thích của tôi, một quán bar/ Nhật Bản với những món ăn á đông và âm nhạc tuyệt vời.

Quay trở lại với sự mến khách của người miền Nam, tôi đã gặp những người lạ trên phố và họ hỏi thăm xã giao với tôi. Thật sự thì ngay cả dân California cũng không được thân thiện đến thế. Khi họ hỏi bạn đang làm gì thì có nghĩa là họ thực sự muốn biết về điều đó (khi đó sẽ không còn là xã giao nữa).
Tôi hơi lan man tí, quay lại vấn đề chính thôi! :p

Điều gì khiến tôi yêu thích chiếc Ricoh GR II?
 

R0151981.jpg
Chụp tại 28mm, chế độ P, bật đèn Flash, chế độ macro trên Ricoh GR II


Được rồi, xin lỗi các bạn vì hơi lạc đề một chút, đây là bài đánh giá nhỏ về Ricoh GR II nhưng mà thành ra lại giống như chia sẻ về toàn bộ hành trình của tôi tại New Orleans quá :)

Để tiếp tục, đây là những gì tôi yêu thích ở chiếc GR II (kể cả chiếc GR đời đầu)

  1. Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ
    Tôi gần như cầm chiếc máy ảnh ngay trên tay cùng với dây đeo, và cứ giữ như vậy khi không nhìn thấy điều gì thú vị. Nhưng ngay khi tôi bắt gặp một người nào đó thu hút, ngay lập tức tôi chụp lấy cả mớ ảnh ngay tại hiện trường (bắt khoảnh khắc thì dĩ nhiên chụp càng nhiều càng tốt).
  2. Mọi người xung quanh không để ý đến chiếc máy
    Ricoh GR II là một chiếc máy ảnh nhỏ màu đen, làm tôi giống như là một dân du lịch châu Á bình thường (chứ không phải là dân “Pro” với một chiếc DSLR lớn). Điều đó giúp mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái hơn.
  3. Giúp tôi tiếp cận gần hơn
    Một trong những điều mọi người hỏi tôi khi ấy là: “anh có cảm thấy thiếu khi không có cái View Finder không?”
    Nói thật là , mặc dù đã quen dùng Leica trong một thời gian dài (với kính ngắm quang học range finder) nhưng tôi cũng không cảm thấy thiếu thốn hay bất tiện gì.
    Quả thật, tôi thậm chí còn thích xài màn hình LCD hơn. Tại sao ? Vì tôi có thể đưa máy ảnh đến gần mặt người ta hơn ( mà không làm họ cảm thấy khó chịu), và nó giúp tôi bố cục khung ảnh dễ dàng và trực quan hơn

Cái bất lợi của Ricoh GR II
 

R0152081.jpg


1. Lấy nét tự động chậm

Khả năng lấy nét tự động của máy ảnh này là không nhanh. Tôi thường sử dụng chế độ lấy nét trung tâm, bật “High Autofocus” trong chế độ cài đặt, dùng chế độ chụp “single shot” và chụp RAW.

Nếu bạn muốn chụp chủ thể di chuyển, tôi khuyên bạn nên sử dụng chế độ “Snap” ( khoảng cách 1m). Các chế độ Snap làm giảm độ trễ màn trập, và có hiệu quả như là lấy nét vùng. Đối với việc tập trung lấy nét vùng, tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng chế độ TAv, cho phép bạn thiết lập khẩu độ và tốc độ màn chập, sau đó máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh Auto ISO.

Đối với các thiết lập của TAv, tôi khuyên bạn nên để như sau:

  • Khẩu: F8
  • Tốc độ: 1/1000s

Ngoài ra trong một số trường hợp khác: nếu bạn chụp trong môi trường ánh sáng hơi gắt thì nên giảm 1.3 Ev. Đây chính là thiết lập tốt nhất.

2. Độ trễ nhẹ

Không có máy ảnh nào là không có độ trễ, Ricoh GR II cũng vậy. Nhưng bằng cách sử dụng chế độ Snap, bạn gần như làm giảm độ trễ màn trập xuống bằng 0.
Nói cách khác, tôi nghĩ rằng chiếc máy ảnh Ricoh GR II là máy ảnh COMPACT hoàn hảo cho nhiếp ảnh đường phố.

Edgy perspectives

Kiểu chụp “edgy” (note: góc ảnh trông phải thật “cool”, khác biệt, khù khoằm,…- người dịch)
Một thứ tôi muốn thử nghiệm với chiếc máy ảnh này là kiểu chụp “edgy” (ở đây là siêu thấp).
Đây là một bức hình tôi chụp một người phụ nữ ở New Orleans:
 

R01520431.jpg

Nó là một trong những tấm hình tôi thích nhất trong chuyến đi này
Và đây là sheet hình tôi chụp bà này:
0-Contact-NOLA-Hat-woman-contact-800x795.jpg Bạn có thể thấy rằng, sở hữu một chiếc máy ảnh nhỏ gọn với màn hình LCD có thể cho phép ta chụp với những góc siêu thấp – nhiều khi cho ra những tấm ảnh rất thú vị.


Chụp ở đường Canal

R0151917.jpg
Đường Canal là con đường ưa thích của tôi để chụp ảnh tại New Orleans. Những tấm hình dưới đây được chụp trong “giờ vàng”
Về thông số cài đặt, tất cả những tấm hình này đều chụp ở “P” mode (tôi vẫn thích sự đơn giản mà), và lấy nét tự động tại điểm trung tâm.

Nhưng không phải là tôi vừa nói tới chế độ “snap” sao?
Vâng, tôi vẫn khuyến khích bạn dùng “snap” mode, nhưng tôi là một thằng đầu đất. Và tôi chỉ thích KISS (keep it simple stupid – hãy để mọi thứ được thiết lập đơn giản nhất có thể) - đơn giản 1 cách ngây ngô, và thật sự thì điều này lại rất hiệu quả đối với tôi.

Một điều khác tôi học được trong chuyến đi này, đó là bao quát lại lối suy nghĩ của “kẻ mới bắt đầu”. Tưởng tượng xem, nếu tôi vừa mới tập chụp ảnh, tôi sẽ làm gì khác đi?

Đầu tiên, tôi sẽ không quá nghiêm trọng. Tôi sẽ dùng “P” mode, lấy nét tự động tại điểm trung tâm và ISO 1600. Và sau khi tới đường Canal, tôi sẽ chỉ ngắm và bấm chụp bất cứ thứ gì tôi thấy thú vị.
Đó là điều vui vẻ nhất trong sự nghiệp nhiếp ảnh của tôi trong một thời gian dài.

Tôi đã không làm mình trở nên nghiêm trọng. Tôi đã trở thành newbie một lần nữa. Không quan niệm về sự sắp xếp, không quan niệm về truyền thông đại chúng (lo lắng vì ít like trên Instagram!?), không quan niệm về bức ảnh “đẹp” hay “xấu”. Cuối cùng thì ảnh cũng chỉ là ảnh mà thôi.

........ thôi nào, "tôi muốn làm newbie mỗi ngày". Tôi không muốn những lý thuyết che mờ cách nhìn của mình – tôi muốn tự do tự tại và tận hưởng bản thân. Điều tốt nhất tôi học được khi viết cuốn ebook mới “Learn From the Masters of Street Photography”, đó là “Xóa Bỏ Người Thầy Nhiếp Ảnh Của Bạn”. Học mọi quy luật, ý tưởng, khái niệm và lý thuyết – và một khi bạn đã học được mọi thứ, hãy phá bỏ tất cả và bắt đầu từ vạch xuất phát.

Vậy tóm lại bạn có nên mua Ricoh GRII không?

ricoh-gr-ii-front1.jpg



Dưới đây sẽ là một số lời khuyên đơn giản và thực tế:

Nếu bạn đã có một chiếc DSLR và dường như không bao giờ mang nó theo để sử dụng, hãy mua và sử dụng Ricoh GR hoặc Ricoh GR II mới. Hãy để nó ở trong túi trước, trong túi máy ảnh, balo, túi đeo và hãy giữ chế độ P, iso 1600, lấy nét trung tâm và chụp bất cứ thứ gì không phải là chụp ảnh đường phố). Mục tiêu đầu tiên của cuộc sống là tận hưởng cuộc sống của bạn, không phải là trở thành một nhiếp ảnh gia tốt.

Nếu bạn đã có sẵn một chiếc Ricoh GR, thì không cần phải nâng cấp (wifi chỉ là một mánh quảng cáo)

Chắc chắn là có sự nâng cấp giữa Ricoh GRII và Ricoh GR nhưng chúng đều nhỏ và chủ yếu là nằm ở Firmware. Tôi thẳng thắn nhận định không có sự khác biệt nào giữa hiệu năng của Ricoh GRII và Ricoh GR

Nếu bạn đã có sẵn 1 cơ số máy ảnh rồi thì đừng mua Ricoh GR II (hãy tập trung vào khai thác những máy sẳn có của mình, và tìm cách thanh khoản những chiếc máy ảnh đã không được đụng đến cả năm)

Điều ghi nhớ cuối ngày: Buy Book, Not Gear. Hay nói 1 cách khác liên quan hơn đó là "buy experiences, not stuff."

Máy Ricoh GR II chỉ khoảng 600$, nó không đắt và cũng không rẻ những hãy nghĩ thử xem bạn có thể làm được gì với 600$. Một vé du lịch đến NYC (nếu bạn ở Mỹ). Đi tham dự một workshop nhiếp ảnh, mua một vài quyển sách ảnh, hay mua xăng để có thể đi khắp nước Mỹ

Never stop learning"

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo