Lược sử máy ảnh Leica từ khi thành lập viện quang học tại Đức (1849-2018)

Lược sử máy ảnh Leica từ khi thành lập viện quang học tại Đức (1849-2018)

29/01/2019

Lược sử máy ảnh Leica từ khi thành lập viện quang học tại Đức (1849-2018)

Nhắc tới Leica, là nhắc tới một thương hiệu "máy xa xỉ ảnh" đến từ Đức. Năm 1914, kỹ sư quang học Oskar Barnack làm việc tại công ty Ernst Leitz Opstiche Werke đã tạo ra chiếc Leica đầu tiên, một khởi nguồn đỉnh cao của máy ảnh phim được ra đời. Leica là viết tắt của Leitzsche Camera, có nghĩa là Camera của Leitz hay còn gọi Ur-Leica.


 

 ​

Chiếc máy ảnh Leica đầu tiên được chế tạo năm 1914, với tên gọi Ur-Leica I phục vụ mục đích cá nhân của Oskar Barnack

Nhưng đó mới chỉ là sự xuất hiện của chiếc máy ảnh đầu tiên, còn trước đó rất lâu khoảng nửa thế kỷ, tên tuổi Leica đã lừng danh trong ngành công nghiệp chế tạo các thiết bị về quang học như ống nhòm, kính hiểm vi, các loại thấu kính, kính lúp....

Các mốc lịch sử của hãng Leica:

Trước khi nhìn lại quãng đường phát triển của các dòng máy ảnh Leica, ta hãy cùng điểm qua những mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển chung của hãng này, từ đó đưa ra cái nhìn bao quát hơn và hiểu rõ hơn vì sao Leica trở thành một thương hiệu đặc biệt, một thương hiệu với lối đi riêng và không giống phần còn lại.

  • 1849: Carl Kellner thành lập Viện Quang học ở Đức.
  • 1869: Ernst Leitz trở thành chủ sở hữu duy nhất của Viện Quang học.
  • 1892: Một văn phòng bán hàng được mở tại thành phố New York.
  • 1920: Ernst Leitz II tiếp quản công việc kinh doanh, được chuyển đổi thành một công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • 1924: Ernst Leitz II quyết định sản xuất hàng loạt máy ảnh Leica.
  • 1951: Bắt đầu hoạt động sản xuất tại Canada.
  • 1971: Một cơ sở sản xuất kính hiển vi được thành lập tại Singapore.
  • 1972: Wild Heerbrugg mua 25% Leitz.
  • 1986: Ernst Leitz Wetzlar GmbH và Wild Heerbrugg AG sáp nhập để thành lập Wild Leitz AG.
  • 1990: Wild Leitz Holding AG sáp nhập với Công ty Cambridge Instrument; Wild Leitz AG trở thành Leica Heerbrugg AG.
  • 1992: Công ty này chính thức quản lý việc mua lại các hoạt động máy ảnh Leica.
  • 1997: Nhóm Leica được chia thành Leica Microsystems và Leica Geosystems.
  • 2009: Đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Leica với LeicaM9,


Trong suốt 50 năm kể từ năm 1949, Leica tập trung nghiên cứu và phát triển về công nghệ quang học nhằm sản xuất các thiết bị như kính hiểm vi, kính lúp... phục vụ các mục đích khoa học, y tế.... Trong chiến tranh thế giới I, sự tình cờ ra đời với mục đích cá nhân của chiếc máy ảnh Leica đầu tiên đã thay đổi bánh xe lịch sử của hãng từ một viện nghiên cứu công nghệ quang học thành một công ty trách nghiệm hữu hạn chuyên sản xuất máy ảnh và các thiết bị quang học thấu kính (phục vụ nghiên cứu khoa học, y tế...). Những năm đầu sau chiến tranh thế giới II, Leica đã trở thành thương hiệu máy ảnh lớn mạnh nhất, đình đám nhất thế giới, lúc đó bất kỳ phóng viên nào trên thế giới đều sỡ hữu ít nhất một chiếc Leica. Sau năm 72, tình hình kinh tế của hãng bắt đầu đi xuống, trải qua nhiều biến động ở các cấp lãnh đạo cùng nhiều lần thay đổi các chính sách, các chiến dịch kinh tế, cho đến năm 2009 Leica chính thức trở lại mạnh mẽ trên thị trường máy ảnh với siêu phẩm M9.

Lịch sử phát triển máy ảnh Leica:

Máy ảnh Leica ngay từ khi bắt đầu đã được hưởng lợi từ những thành công trong công nghệ nghiên cứu thấu kính suốt gần 70 năm của hãng. Song không phải lúc nào mọi thứ cũng đến dễ dàng với dòng máy ảnh rangefinder này.

Trong đại chiến thế giới lần I ( 1914-1918), kỹ sư quang học Oskar Barnack làm việc tại công ty Ernst Leitz Opstiche Werke lúc bấy giờ đã tạo ra chiếc Leica đầu tiên, một khởi nguồn đỉnh cao của máy ảnh phim được ra đời. Wetzlar là nơi mà Oskar Barnack đã phát minh ra định dạng máy ảnh 35mm và biến Leitz trở thành một công ty danh tiếng toàn cầu cho đến nay. Một người khác của Leitz có vai trò quan trọng không kém là Max Berek, người đã phát triển thế hệ ống kính Leica đầu tiên với tiêu cự 50mm f/3.5 tối ưu cho định dạng film 35mm. Về sau, ống kính máy ảnh Leica trở thành chuẩn mực và được dùng để mô tả đỉnh cao của chất lượng hình ảnh.
 

 ​

Oskar Barnack( 1879-1936)


Leica- ban đầu chỉ để phục vụ nhu cầu sử dụng của Barnack, sản phẩm này nhằm vấn đề kích thước khá lớn và không tiện dụng của máy ảnh thời bấy giờ. Máy ảnh này lúc đó sử dụng định dạng film 35mm và là mô hình nhỏ nhất đầu tiên trên thế giới.

Ernst Leitz II đã quyết định thương mại dòng sản phẩm này vào năm 1924 với 31 máy ảnh Leica 0 Series, 1 năm trước khi công bố rộng rãi Leica Model A (Leica I) tại Hội chợ Mùa xuân.
 

Ernst Leitz (1843–1920)



Leica I, 1927

Leica I, from 1927, với ống kính Leitz Elmar 1:3,5 F=5 cm 


Chiếc máy đầu tiên của Henri Cartier-Bresson, mẫu Leica I, 1927.


Năm 1930, Leica sử dụng hệ thống ống kính với ngàm chuyển đổi có đường kính 39mm, thường được gọi là “Leica Thread Mount”. Những chiếc Leica đầu tiên sử dụng ống kính rời được ra đời, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nhiếp ảnh.

Ngoài các ống kính tiêu chuẩn 50mm, thời ban đầu Leica còn cung cấp ống kính góc rộng 35mm hay ống tele 135mm. Cũng tại thời điểm này ghi nhận sự ra đời của ống kính khẩu độ lớn Thambar 90mm f/2.2 đầu tiên và cũng chỉ có 3.000 sản phẩm có mặt trên thị trường trong khoảng thời gian 1935-1949.

Leica II ra đời vào năm 4/1932 là cột mốc quan trọng của dòng máy ảnh Rangerfinder với cơ chế kiểm soát lấy nét bằng điểm hội tụ với kính ngắm riêng biệt. Lúc này gần như Leica đã thống trị thế giới máy ảnh film và những người Xô Viết thời điểm đó muốn lập lại trật tự. Tuy nhiên Liên Xô chỉ có thể đem ra một mẫu sản phẩm sao chép là máy ảnh rangerfinder FED (Felix Edmundovich Dzerzhinsky) sau 6 tháng Leica II có mặt trên thị trường. Chỉ sau đó 1 năm, Leica đã giới thiệu tiếp thế hệ thứ 3 với nhiều cải thiện về tốc độ của máy ảnh và nâng cấp, cải thiện dòng sản phẩm này đến năm 1957.
 

Leica II


Leica III là phiên bản máy ảnh cuối cùng trước khi Barnack qua đời (1936), đặt dấu chấm hết cho thời đại của cha đẻ máy ảnh Leica. Năm 1935 thì máy ảnh Leica là bộ phận tạo ra phần lớn lợi nhuận cho công ty Leitz cho đến khi thế chiến thứ II nổ ra vào năm 1937.
 


Leica IIIf cùng ống kính 50 f2.8.

Leica M3 chrome, Singlestroke (1958) với đo sáng Leica-Meter M, cùng ống kính collapsible Elmar f=5 cm 1:2,8 M39

Sau chiến tranh, Leica đã có những bước tiến mới trong việc cải thiện dòng sản phẩm của mình. Điển hình là ngàm ống kính M được ra đời bởi Hugo Wehrenpfennig năm 1948. Sau đó 1 năm Leica thiết lập phòng nghiên cứu phát triển ống kính Glass Leitz. Tính đến năm năm 1987 thì đã có 35 ống kính mới ra đời sau hơn 50 nghìn thử nghiệm, các dòng ống kính nổi tiếng như Noctilux, Summilux cũng được tạo ra tại đây.
 

Ống kính Noctilux 50 f0.95 và ống kính Sumicron 50 f2


Thời điểm đó, nhà máy sản xuất của Leitz ở Wetzlar - Tây Đức bị hư hại trong chiến tranh, và tiếp đó là thời kỳ chiến tranh Lạnh trên toàn cầu đã khiến nghiên vật bị thiếu hụt, việc phục hồi lại sản xuất tiến triển khá chậm chạp. Nhằm giải quyết vấn đề này, Leitz đã quyết định mở nhà máy tại Pháp để dễ dàng xuất khẩu hơn. Thời gian đầu nhà máy này chỉ được sử dụng để tráng lớp men lên thấu kính và sản xuất phụ kiện cho máy quay phim Bole. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của nhà máy tại Pháp cũng không mang lại hiệu quả mong muốn bởi thị trường Châu Âu đi xuống sau chiến tranh. Sau nhiều cân nhắc, cuối cùng Canada được chọn là nơi hợp lý để xây dựng thêm nhà máy sản xuất Leica. Bắc Mỹ là thị trường xuất khẩu có lợi nhuận lớn nhất và hiện nay chiếm 75% máy ảnh Leica được bán ra. Leica Canada cũng có những thành tự đáng nể trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đình đám nhất chính là ống kính Noctilux 50mm f/1.0 có khẩu độ lớn nhất thế giới vào thời điểm đó.

Năm 1954, máy ảnh Leica M3 (mã sản phẩm IGEMO ) với ngàm ống kính định dạng M được giới thiệu tại triển lãm máy ảnh Photokina Đức năm 1954 .Đây là sản phẩm hình thành tiêu chí chất lượng hình ảnh là hàng đầu của Leica. Chiếc máy ảnh đã làm nên rất nhiều hình ảnh đỉnh cao làm thay đổi thế giới văn minh luôn và sản phẩm này luôn giấc mơ, tình yêu của mọi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Chữ cái M trong tiếng Đức là viết tắt của "Messucher" tiếng Anh là “Range-finder” - hệ thống lấy nét quang trắc không gương lật.

Thời kì này cũng bùng nổ dòng máy ảnh rangerfinder với sự tham gia rất nhiều hãng đáng kể ở đây bao gồm Kodak , Canon,Nikon đến từ Nhật Bản; Kardon, Argus của Mỹ hay Reid ở Anh và FED, Zorki đến từ Liên Xô.

Kế tiếp của Leica M3 là loạt sản phẩm mang đến danh vọng cho hãng máy ảnh này. Leica M2, M1, M4, M5, M6, M7 luôn được xác định là đỉnh cao trong từng thời kì.

Leica M2 ra đời trong giai đoạn 1958-1967 với hơn 88.000 máy ảnh được bán ra trên thị trường sử dụng kính ngắm có độ phóng đại 0,72 X và được xem như là tiêu chuẩn của Rangerfinder sau này; hay thập niên 70 với M5 đặt dấu chấm hết tính năng self-timer của Leica. Ngoài ra M5 còn là sản phẩm được trang bị công nghệ đo sáng TTL đầu tiên .
 


Leica với lời đáp trả cho dòng SLR đang cạnh tranh, Leica Visoflex II on Leica IIIf.(1960)


Giữa những năm 70, Ernst Leitz Canada quyết định sản xuất máy ảnh và Leica M4-2 được ra đời vào năm 1978. Leica M6 với 4 phiên bản kéo dài đến năm 2002 với nhiều bước tiến về công nghệ, từ việc hỗ trợ TTL cho đèn flash cho đến sử dụng kính ngắm độ phóng đại 0.85... Dòng máy ảnh Leica M được sản xuất cho đến ngày nay, thời đại kĩ thuật số.
 

Leica’s MP sản xuất 2003 và M3 sản xuất năm 1954


Phải đến năm 2004, anh em nhà Kaufmann mới bắt đâu thâu tóm được Leica Camera AG với 27,4% cổ phần. Và cuộc cách mạng kĩ thuât số bắt đầu, tái sinh một thương hiệu huyền thoại.

Năm 2006, Leica giới thiệu máy ảnh kỹ thuật số ngàm M đầu tiên của chính mình - Leica M8. Chiếc máy ảnh này được trình làng tại hội chợ mùa thu Photokina nhưng khách quan mà nói thì đây là một sản phẩm thất bại của hãng. Chất lượng của cảm biến hình ảnh không cao, tính năng công nghệ nghèo nàn trong khi các đối thủ Nhật Bản đã bắt đầu với dòng máy ảnh số định dạng full-frame.
 

Leica M8 với ống kính 50 f1.4 sumilux.


Nhưng 3 năm sau đó, vào năm 2009 thì mọi chuyện đã khác, Leica tái cơ cấu với việc ngừng máy ảnh, ống kính R truyền thống, giảm giá cổ phiếu từ 25 - 50% nhưng đồng thời giới thiệu các sản phẩm kĩ thuật số chất lượng cao hơn. Leica X1 đã từng xuất hiện trên Flickr bởi một người dùng ở Việt Nam vào đầu tháng 9/2009 và bị gỡ bỏ sau 2 tiếng được online.
 

Leica M9 với ống kính 50 f1.4 Sumilux.


Chỉ sau đó 1 tuần, lúc 9h 9 phút ngày 9/9/2009 - Leica M9 cảm biến Full-frame trên Mirroless đầu tiên xuất hiện đầy bất ngờ với ngành công nghiệm máy ảnh. Leica đã trở lại con đường họ đã đi gần 100 năm về trước, doanh thu đã đạt được gần 300 triệu euro và hơn 140.000 máy ảnh được sản xuất tại Solms hàng năm. Đây được xem là cú lội ngược dòng đáng kinh ngạc của anh em Kaufmann.

Từ đó đến nay, Leica đã không ngừng phát triển với nhiều mẫu mã từ thấp như compact, Point-and-shoot (X1, X2, D-Lux, TL...) cho đến các dòng cao cấp như Medium Format (CL, SL) để phục vụ thị trường ngày một rộng lớn cũng như cạnh tranh với các thương hiệu khác ngày càng lớn mạnh. Song gắn liền với lịch sử của hãng, dòng sản phẩm Leica M luôn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của hãng này. Gần 8 năm sau sự ra đời của M9, qua một loạt nhữg thế hệ nâng cấp của M9 như M-E,M240,M Monochrome, M262, thì tháng 1 năm 2017 Leica chính thức giới thiệu máy ảnh M10, đây là sản phẩm mới nhất của hãng máy ảnh Leica, như để đánh dấu một mốc mới trong quá trình phát triển của mình.


Leica M10 với ống kính cron 50 f2


Leica vẫn là Leica, vẫn bảo thủ, vẫn tách biệt, trong khi tất cả các công nghệ lấy nét siêu nhanh, cảm biến siêu khủng thì Leica vần luôn tiến bước với ngắm lệch, vê nét tay và cảm biến full-frame tương tự film35 của mình. Tôi luôn tự hỏi tại sao khi Sony và Fuji có thể vượt lên Leica ngay trên thị trường máy ảnh Mirroless với những cải tiến thời thượng, hoặc Canon và Nikon đã vượt lên Leica từ lâu bằng những công nghệ tiên tiến với cảm biến khủng cùng hệ sinh thái ống kính phong phú.... Nhưng không ai trong chúng ta, những người chơi ảnh không một lần xuýt xoa và mong muốn sở hữu một chiếc Leica M. Tại sao?

Nguồn: Leica

icon icon icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: